Bongdalive

Tham dự buổi lễ có bà Phan Thị Việt Thu - Chủ t nhạc chuông

【nhạc chuông】Trao giải cuộc thi viết 'Tiết kiệm điện thành thói quen'

Tham dự buổi lễ có bà Phan Thị Việt Thu - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM; ông Lê Phương Bình - Trưởng phòng Quản lý năng lượng (Sở Công thương TP.HCM); ông Bùi Quốc Hoan - Phó trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực VN.

Trao giải cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen - Ảnh 1.

Tổng biên tập BáoThanh NiênNguyễn Ngọc Toàn(bìa trái)và ông Phạm Quốc Bảo - Chủ tịch HĐTV EVNHCMC (bìa phải)trao giải nhất, nhì hạng mục viết về cá nhân

Độc Lập

Về phía BáoThanh Niênvà EVNHCMC, các đơn vị đồng tổ chức cuộc thi, có nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn - Tổng biên tập Báo Thanh Niên; nhà báo Đức Trung - Ủy viên Ban Biên tập, Phó tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh Niên; ông Phạm Quốc Bảo - Chủ tịch HĐTV EVNHCMC; ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc EVNHCMC, cùng hội đồng thành viên.

Ban giám khảo cuộc thi gồm TS Nguyễn Công Tráng (Trường ĐH Tôn Đức Thắng); nhà thơ, nhà văn Lê Minh Quốc. Về phía khách mời đặc biệt có bà Nguyễn Hồng Duyên, Trưởng bộ phận truyền thông Công ty CP Bóng đèn Điện Quang và đại sứ của cuộc thi là diễn viên điện ảnh Trương Ngọc Ánh.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Ngọc Toàn khẳng định: "Cuộc thi đã "đánh trúng" vào sự quan tâm của đông đảo người dân trong việc tiết kiệm điện. Các bài dự thi sinh động, hấp dẫn góp phần lan tỏa ý thức tiết kiệm điện trong cá nhân và doanh nghiệp, gợi mở nhiều giải pháp tiết kiệm điện thiết thực, tạo ảnh hưởng tích cực đến thói quen sử dụng điện cũng như ý thức tiết kiệm năng lượng cho quốc gia, bảo vệ môi trường bền vững". Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn cũng nhắc đến câu chuyện cảm động của cụ bà Lê Thị Túy Liễu (năm nay 86 tuổi, ngụ ở Viện dưỡng lão Thị Nghè. TP.HCM) bị gãy cổ tay phải, bàn tay tê bì, tuổi cao sức yếu vẫn cặm cụi ngồi viết tay gửi bài về dự thi.

Trao giải cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen - Ảnh 2.

Nhà báo Đức Trung(bìa trái), Ủy viên Ban Biên tập - Phó tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh Niênvà ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc EVNHCMC (bìa phải) trao giải cho các hạng mục viết về tổ chức, doanh nghiệp

Độc Lập

"Nhiều bà mẹ ở quê nghèo với bản tính cần kiệm ngấm sâu vào máu thịt ngay cả khi cuộc sống giờ đủ đầy cũng trở thành nhân vật của nhiều bài viết. Như người má trong bài Khéo co thì ấm của tác giả Nguyễn Đước: "Mảnh đất nắng gió Quảng Ngãi quê tôi thời tiết vô cùng khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra. Đời sống còn nhiều khó khăn nên đã tạo cho con người bản tính cần kiệm trong cuộc sống. Có lần tôi đề nghị má sử dụng máy lạnh để nghỉ ngơi cho khỏe vì tiền điện đã có anh em tôi lo, má "lập luận" khác: Tiền nào cũng làm ra từ mồ hôi, công sức, đâu thể coi thường rồi lãng phí". Lời quê đơn giản của người mẹ nghe sao thật sự xúc động, cũng chính là lời nhắc nhủ chúng ta trong việc phải thường xuyên sống tối giản, tiết kiệm", Tổng biên tập Báo Thanh Niênxúc động.

Lan tỏa những câu chuyện hay, người thật việc thật

Mang đến câu chuyện diễn ra tại Đồn biên phòng Sông Trăng (Long An) do chính mình làm đồn trưởng, trung tá Nguyễn Hội kể: "Trước đó, ở nhiều đơn vị bạn đã từng xảy ra tình trạng thiếu an toàn về điện nên khi nhận công tác tại đơn vị mới, việc đầu tiên của tôi là bắt tay ngay vào việc dọn dẹp hết các dây nhợ mạng nhện xuống cấp, thay thế bóng đèn sợi tóc bằng những thiết bị thông minh và sử dụng năng lượng mặt trời. Học theo gương Bác, chúng tôi đề ra hàng loạt biện pháp "siêu tiết kiệm điện": Tắt các thiết bị khi không sử dụng điện và thường xuyên mở cửa sổ để đón gió trời tự nhiên. Những chiếc quạt cá nhân trong phòng ở tập thể được thu lại. Các ổ cắm tự phát bị ngắt bỏ. Thay vào đó, ba chiếc quạt trần được lắp mới, đảm bảo đủ mát cho toàn bộ anh em. Nhờ đó mà số tiền điện phải trả giảm đi rất nhiều".

Sống ở một làng ven sông Sêrêpôk, ngoại ô TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), anh Lò Duy Bưu - sau nhiều đêm suy nghĩ đã quyết định viết về "kho ý tưởng" của gia đình. Dù vật giá leo thang nhưng tiền điện nhà anh vẫn "neo" ở khoảng 500.000 đồng/tháng, dù cuộc sống hiện đại có đủ nồi cơm điện, tủ lạnh, ti vi, máy lạnh…

Trao giải cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen - Ảnh 3.

Các tác giả đoạt giải tại buổi giao lưu

Độc Lập

Là tác giả được nhận giải khuyến khích với tác phẩm Kho ý tưởng tiết kiệm điện ở nhà tôi,anh Lò Duy Bưu tâm sự: "Không gian sống xanh mướt hòa mình vào thiên nhiên và…gió trời chính là nơi giảm nhiệt và giúp cho bao mệt mỏi của chúng ta tan biến, tại sao không biết tận dụng tự nhiên mà phải bật quạt, mở máy lạnh thường trực?". Từ đó, người thầy giáo này còn khuyên bảo các em học sinh phải tập ngay thói quen tiết kiệm trong việc dùng điện từ khi còn nhỏ.

Nhà văn Lưu Đình Long gây bất ngờ tại buổi giao lưu khi "bật mí" về người mẹ ở quê nhà Nông Sơn (Quảng Nam), một nhân vật hình mẫu của tiết kiệm điện. "Hiện má và con trai tôi chỉ sử dụng hết ba mươi mấy ngàn tiền điện mỗi tháng. Tới mùa nắng nóng thấy giấy báo tiền điện mà vọt lên 50 ngàn là má lo lắng gọi cho tôi rồi. Vì vậy, mà dù ở TP.HCM tôi cũng không dám xài điện nhiều, thường hay ra không gian chung tại quán cà phê để làm việc".

Đọc cẩn thận từng bài vào chung khảo trong suốt 1 tháng rưỡi, TS Nguyễn Công Tráng nhận định: "Mỗi bài dự thi cho tôi từng cảm xúc khác nhau. Rất mừng là các bài đoạt giải đều là những mô hình hay, cách làm hiệu quả nên cần được nhân rộng ngay và luôn vì đều đã qua thực tế từ đời sống". Còn nhà thơ Lê Minh Quốc đánh giá, dù là lần đầu tổ chức nhưngTiết kiệm điện thành thói quenlà cuộc thi hết sức thành công. "Từng câu chuyện người thật, việc thật ngoài việc truyền cảm hứng đến mọi người, thì còn là những tác phẩm văn chương được phản ánh rất duyên dáng. Không ai nghĩ nói về điện mà viết hay đến thế: Khi thủ trưởng đơn vị biết sống tiết kiệm, ba mẹ gương mẫu cho con thì ai cũng răm rắp làm theo. Cứ thế, thói quen tốt như hạt mầm nảy nở, truyền từ người này sang người khác, các thế hệ tiếp nối, vì vậy ngay từ bây giờ mỗi người hãy cùng gieo những hạt mầm tiết kiệm điện, là tuyệt", nhà thơ chia sẻ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap